Hiệp Định Thương Mại Tự Do Eu-Việt Nam Và Hiệp Định Bảo Hộ Đầu Tư đặt ra nhiều hy vọng cho tất cả các thành phần kinh tế của Việt Nam. John Campbell, Giám đốc Dịch vụ Công nghiệp của Savills Việt Nam, đánh giá tác động của các hiệp định mới này đối với lĩnh vực công nghiệp Việt Nam.
Năm ngoái, lĩnh vực chế biến và chế tạo của Việt Nam đã tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh tranh chấp thương mại Mỹ – Trung, bao gồm các khoản đầu tư mới hấp dẫn. Có thể cho rằng, những động lực đáng chú ý nhất đối với khu vực công nghiệp trong năm ngoái bao gồm việc ký kết các Hiệp Định Thương Mại Tự Do quan trọng.
Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương chính thức có hiệu lực vào năm 2019 sau nhiều năm đàm phán và điều chỉnh, và dự kiến giúp GDP Việt Nam tăng thêm 1,32% vào năm 2035. Ngoài ra, Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam (EVFTA) đã được hoàn thành vào tháng 6 và sẽ xóa bỏ 99% thuế hải quan giữa EU và Việt Nam.
Với những thỏa thuận lịch sử này đang diễn ra, cách nhìn của các quốc gia khác về Việt Nam đang thay đổi, dẫn đến nhu cầu về lao động có kỹ năng và giáo dục cao hơn.
Vào ngày 12 tháng 2, chúng ta đã chứng kiến một cột mốc quan trọng khác khi Nghị Viện Châu Âu phê chuẩn EVFTA và Hiệp định Bảo Hộ Đầu Tư Việt Nam – EU (EVIPA).
Do đó, chỉ còn một bước nữa trước khi hiệp định có hiệu lực chính thức – sự phê chuẩn của Hội đồng Châu Âu và Quốc hội Việt Nam, dự kiến sẽ diễn ra vào mùa hè này.
Cả EVFTA và EVIPA đều đánh dấu Hiệp Ước Thương Mại toàn diện nhất của Châu Âu với một đất nước đang phát triển và thể hiện sự cam kết đang trong quá trình tiến hành của nước này đối với các thị trường Châu Á. Tác động của các hiệp định được kỳ vọng là vô song.
Theo Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư, đến cuối năm 2025, cả hai hiệp định ước tính sẽ làm tăng GDP của Việt Nam lên 4,6% và xuất khẩu của Việt Nam sang EU là 42,7%.
Mặt khác, Ủy Ban Châu Âu dự báo rằng vào năm 2035, GDP của EU sẽ tăng 29,5 tỷ đô la và xuất khẩu của khối này sang Việt Nam tăng 29%.