Thực Trạng Doanh Nghiệp Logistics Việt Nam Trong 2024 Thực Trạng Doanh Nghiệp Logistics Việt Nam Trong 2024

Ngành công nghiệp logistics tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và định hình hoạt động kinh tế. Giữ vai trò trong việc vận chuyển, lưu trữ và quản lý hàng hóa, logistics không chỉ đảm bảo sự liên kết mạch lạc trong chuỗi cung ứng mà còn thúc đẩy hiệu quả hoạt động sản xuất và thương mại, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng bền vững của đất nước. Vậy thực trạng doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện nay đang đối mặt với những thử thách gì? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau.

Thực Trạng Doanh Nghiệp Logistics Việt Nam

Trong báo cáo năm 2023, chỉ số Logistics Performance Index (LPI) của Việt Nam đã ghi nhận mức tăng vượt trội so với báo cáo trước đó (3,27 điểm) và đạt 3,3 điểm, đưa Việt Nam leo lên vị trí thứ 64/160 quốc gia về phát triển logistics, đồng thời đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN, chỉ sau Singapore, Malaysia và Thái Lan.

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam đánh giá tốc độ phát triển của lĩnh vực logistics tại Việt Nam trong những năm gần đây đã đạt mức khoảng 14-16%, với quy mô doanh thu ước khoảng 40-42 tỷ USD mỗi năm.

Các doanh nghiệp Việt Nam đang dần chuyển đổi số để thích ứng với thị trường Các doanh nghiệp Việt Nam đang dần chuyển đổi số để thích ứng với thị trường Theo số liệu thống kê từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), có tới 70% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đã áp dụng công nghệ số trong việc thích nghi với các biện pháp giãn cách xã hội, phong tỏa và gián đoạn hoạt động sản xuất trong chuỗi cung ứng. Ngoài ra, các doanh nghiệp vận chuyển và giao nhận hàng cũng hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng cho các dịch vụ Logistics Outsourcing (3PL) mà họ đang cung cấp lên thị trường.

Hiện nay, các doanh nghiệp logistics Việt Nam vẫn chỉ tập trung vào một số dịch vụ cơ bản trong chuỗi logistics. Các dịch vụ chủ yếu bao gồm lưu kho, vận chuyển hàng hóa, giao nhận, bốc xếp, phân loại, đóng gói bao bì… Trái lại, các dịch vụ khác trong chuỗi logistics mặc dù có một số doanh nghiệp cung cấp, nhưng vẫn ít và chưa đạt được sự phát triển đáng kể. Thị phần hẹp cùng giá trị gia tăng thấp đã làm tăng chi phí của dịch vụ logistics tại Việt Nam lên mức quá cao. Điều này, không chỉ đơn giản là vấn đề về giá cả, mà còn liên quan đến khả năng cung ứng và chất lượng của các doanh nghiệp logistics tại đây.

Đọc thêm: Điểm Mặt Những Tiềm Năng và Thách Thức Trong Hoạt Động Công Nghiệp của Việt Nam

Các Doanh Nghiệp Logistics Việt Nam

Theo đánh giá của Vinacontrol CE, top doanh nghiệp logistics Việt Nam là:

– Công ty CP giao nhận và vận chuyển IN DO Trần

– Công ty CP Gemadept – Công ty CP giao nhận toàn cầu DHL (Việt Nam)

– Công ty CP Transimex – Công ty TNHH Expeditors Việt Nam

– Công ty CP Giao nhận vận tải Con Ong (BEE Logistics) – Công ty TNHH KUEHNE + NAGEL

– Công ty CP Kho vận miền Nam – Công ty CP VINAFREIGHT

– Công ty CP dịch vụ hàng hải hàng không Con Cá Heo

 

Top 10 doanh nghiệp Logistics uy tín nhất 2022Top 10 doanh nghiệp Logistics uy tín nhất 2022

Đây là những công ty được đánh giá dựa trên tiêu chí về năng lực tài chính, truyền thông và kết quả khảo sát của những người cùng ngành. Top các công ty trên dẫn đầu về nhóm logistics quốc tế, kho bãi, 3PL, 4PL. Đây có thể nói là dấu hiệu tích cực khi dần dần năng lực của các doanh nghiệp trong nước đáp ứng được các mô hình vận chuyển phức tạp hơn.

Mặc dù có nhiều điều kiện để phát triển, nhưng các doanh nghiệp logistics Việt Nam phải đối mặt với các thách thức sau:

Thứ nhất, vấn đề pháp lý: Chính sách và văn bản pháp luật trong ngành logistics chưa được thực hiện một cách chi tiết và đồng nhất, gây ra sự mơ hồ và đôi khi xung đột trong thực thi.

Thứ hai, hạ tầng giao thông và logistics: Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải chưa đồng bộ, không tạo ra hệ thống vận chuyển đa phương thức cần thiết, dẫn đến hạn chế trong trung chuyển hàng hóa giữa các phương thức vận tải.

Thứ ba, hạn chế hoạt động doanh nghiệp logistics: Các doanh nghiệp logistics vẫn gặp khó khăn về quy mô hoạt động, vốn đầu tư, nguồn nhân lực, thiếu kinh nghiệm và chuyên nghiệp, gây ra sự khó khăn trong việc cạnh tranh và cung cấp dịch vụ hiệu quả.

Cuối cùng, thiếu nguồn nhân lực chất lượng: đa số lao động trong các doanh nghiệp nội địa chiếm tỷ lệ từ 93 – 95% những thiếu chuyên môn, không được đào tạo bài bản. Nên chủ yếu tham gia ở mức độ các chuỗi cung ứng nhỏ như giao nhận, quản lý kho và xử lý vận đơn,…

 

Cơ sở hạ tầng vẫn là thách thức rất lớn đối với sự phát triển của các doanh nghiệp logistics

Cơ sở hạ tầng vẫn là thách thức rất lớn đối với sự phát triển của các doanh nghiệp logistics Cơ sở hạ tầng vẫn là thách thức rất lớn đối với sự phát triển của các doanh nghiệp logistics Cơ sở hạ tầng bất động sản công nghiệp cung cấp không gian lưu trữ rộng rãi và phân chia hợp lý cho các doanh nghiệp logistics. Việc có kho bãi, nhà xưởng và trạm trung chuyển đạt tiêu chuẩn không chỉ giúp tối ưu hóa việc quản lý hàng hóa mà còn tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cơ sở hạ tầng bất động sản công nghiệp phải có khả năng mở rộng, điều chỉnh theo nhu cầu thị trường và sự phát triển của doanh nghiệp để duy trì sự cạnh tranh.

Với vị trí chiến lược ở trung tâm các khu công nghiệp, thành phố lớn sẽ giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển, tăng cường hiệu suất hoạt động của các doanh nghiệp logistics. Hiện nay, các cơ sở hạ tầng bất động sản công nghiệp đều được thiết kế hiện đại, ứng dụng công nghệ mới vào quản lý. Từ hệ thống giám sát tự động đến việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm nhân lực, đạt hiệu quả cao.

Kết Luận

Ngành logistics tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp logistics không chỉ tối ưu hoá chuỗi cung ứng mà còn thúc đẩy sự đổi mới công nghệ, góp phần tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh và việc làm cho nguồn nhân lực. Sự đóng góp của các doanh nghiệp logistics giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên bản đồ kinh tế quốc tế.

Với sự hiểu biết về thị trường bất động sản công nghiệp, Savills Industrial mang đến dịch vụ tư vấn bất động sản công nghiệp để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn. Các dịch vụ bao gồm: tư vấn cho thuê kho xưởng, mua bán đất công nghiệp, nhà máy,… Hợp tác với Savills bạn không chỉ được tham vấn ý kiến từ các chuyên gia mà còn cung cấp dịch vụ quản lý, đàm phán để có mức giá tốt nhất. Liên hệ ngay với Savills Industrial qua hotline: 0986.718.337 – Mr John Campbell để gia tăng hiệu suất kinh doanh.