E-logistics Tại Việt Nam: Thách Thức, Giải Pháp Và Những Triển Vọng Trong Tương Lai E-logistics Tại Việt Nam: Thách Thức, Giải Pháp Và Những Triển Vọng Trong Tương Lai

Ngành E-Logistics tại Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể, thu hút lượng lớn đầu tư nhờ việc tập trung duy nhất vào dịch vụ logistics và giao hàng nhanh. Xu hướng này phản ánh nền kinh tế năng động của Việt Nam và khả năng thích ứng với thời đại chuyển đổi số, công nghệ hóa hiện đại hóa.

Mặt khác, ngành công nghiệp cũng đang đối mặt với những thách thức trong quá trình phát triển nhanh chóng. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết về trở ngại cũng như cơ hội đang tồn tại để khai thác tối đa tiềm năng của thị trường thương mại điện tử của logistics Việt Nam.

Tổng quan về lĩnh vực E-Logistics tại Việt Nam

E-logistics là gì?

E-logistics, hay còn gọi là logistics thương mại điện tử, là việc ứng dụng công nghệ điện tử và internet để phân phối và vận chuyển hàng hóa. Mặc dù không giống với logistic truyền thống, logistics thương mại điện tử vẫn có thể áp dụng song song với logistics truyền thống. Sự đa dạng của e-logistics đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà bán lẻ trực tuyến do đem lại hiệu quả cao trong việc quản lý dây chuyển sản xuất.

Overview of E-Logistics in Vietnam

Nhờ sự tăng cường ứng dụng công nghệ bởi các công ty logistics và khách hàng, ngành logistics thương mại điện tử Việt Nam đã xếp hạng thứ 11 trong 50 những thị trường đang tăng trưởng hàng đầu. Ngành công nghiệp đã đóng góp 20-25% cho GDP của Việt Nam và dự đoán sẽ tăng thêm 12% mỗi năm trong thời gian sắp tới. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thương mại điện tử sẽ giúp các công ty nắm bắt những cơ hội tiềm năng trên thị trường, đặc biệt là trong mảng giao hàng nhanh và những dịch vụ logistics tập trung vào thương mại điện tử. Giữa bối cảnh các công ty lớn đã bắt đầu đẩy mạnh đầu tư vào logistics, Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và thành công trong mảng này.

Đọc thêm: Thương mại điện tử đang thay đổi ngành Logistics như thế nào?

Thị trường Thương mại Điện tử Việt Nam: Những thách thức chính và cơ hội

Việc hiểu rõ thị trường logistics thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ giúp các nhà đầu tư có được nền tảng thông tin vững chắc cũng như những dự đoán về triển vọng thị trường trong tương lai. Dưới đây là những khó khăn và cơ hội khi gia nhập thị trường Việt Nam:

Thách thức

– Hạn chế về Hạ tầng

Mặc dù ngành logistics thương mại điện tử ở Việt Nam được dự đoán ngày càng phát triển, việc phát triển bền vững phụ thuộc vào việc phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước. Mạng lưới giao thông vận tải của Việt Nam được xếp thứ 71 với những khó khăn như hạ tầng hạn chế và phụ thuốc quá nhiều vào đường bộ.

Những dự án như xây dựng Sân bay Quốc tế Long Thành và mở rộng các đường cao tốc đang được chính phủ chú trọng. Tuy nhiên, việc phân bổ tài chính công cho các dự án hạ tầng đang bị chậm trễ, dẫn đến việc trì hoãn thi công và vượt quá ngân sách. Việc thu hút đầu tư của các doanh nghiệp và hợp tác công – tư được kỳ vọng sẽ giải quyết những vấn đề còn tồn tại.

– Hoạt động và uản lý kém hiệu quả

Việc quản lý chất lượng dịch vụ là một trong những trở ngại lớn nhất của e-logistics tại Việt Nam khi mà việc quản lý yếu kém sẽ dẫn đến tổn thất về mặt tài chính, hành vi gian lận và mất uy tín trong lòng doanh nghiệp và khách hàng.

Không chỉ vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp phải rào cản lớn khi gia nhập thị trường do những yêu cầu khắt khe về kho hàng, chi nhánh và nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực e-logistics, đòi hỏi ứng dụng những công nghệ mới nhất.

– Vấn đề Đảm bảo an toàn cho hàng hóa

Hàng hóa luôn có khả năng bị đánh cắp hoặc hư hỏng trong những giai đoạn giao hàng cuối cùng. Việc đảm bảo giao hàng an toàn và bảo mật là một trong những điều quan trọng hàng đầu của một nhà cung cấp dịch vụ logistics vì đây là yếu tố giúp duy trì sự hài lòng và tin tưởng của khách hàng.

– Chi phí logistic cao do hạn tầng hạn chế

Do hạ tầng và kết nối kém, những vùng gặp khó khăn về logistics sẽ làm gia tăng tỷ lệ giao hàng không thành công. Bên cạnh những lý do như địa chỉ không chính xác hay người nhận không ký nhận được hàng, việc tiếp cận các địa điểm này rất khó khăn. Trong khi đó, những khu vực có giao thông đông đúc như Hà Nội và Hồ Chí Minh chiếm đến 75% tổng số đơn hàng thương mại điện tử, dẫn đến nhu cầu lớn về dịch vụ giao hàng nhanh với giá cả phải chăng.

– Thách thức trong Giao hàng chặng cuối

Với các doanh nghiệp thương mại điện tử, Giao hàng chặng cuối là một khâu vô cùng quan trọng do đây là giai đoạn logistics trực tiếp kết nối với khách hàng. Thị trường logistics thương mại điện tử Việt Nam, đặc biệt là các công ty phụ trách giao hàng chặng cuối, vẫn đang ở những giai đoạn đầu và chưa có đủ nguồn lực để cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng, đáng tin cậy và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử tại Việt Nam đã cho thấy được những triển vọng tích cực của ngành công nghiệp này.

– Cần ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả và giải quyết áp lực chi phí

Các doanh nghiệp quốc tế có quy mô lớn sẽ là những công ty phù hợp với thị trường e-logistics tại Việt Nam do có thể đáp ứng được yếu tố thiết yếu nhất – công nghệ. Các dây chuyền phân loại hàng hóa và phần mềm quản lý để liên kết cơ sở hạ tầng thông tin trong chuỗi cung ứng cần chi phí đầu tư rất lớn, khiến cho các công ty logistics vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh vì không đủ nguồn lực đầu tư vào cơ sở hạ tầng chất lượng cao.

The Landscape of Vietnamese E-Commerce: Key Challenges and Opportunities

Cơ hội

– Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ e-logistic

Sự phát triển nhanh chóng của ngành thương mại điện tử Việt Nam dẫn đến gia tăng nhu cầu về một hệ thống logistics hiệu quả. Trong số 50 nhà cung cấp này, VN Post, EMS và Viettel Post là những doanh nghiệp chiếm thị phần lớn ở các khu vực ngoài thành thị.

Tuy nhiên, nhu cầu giao hàng nhanh chóng và dễ dàng rất phổ biến đối với những người mua hàng trực tuyến, đặc biệt là tại các thành phố. Do đó, những start-up về logistics sẽ có cơ hội lớn để nâng cao chất lượng dịch vụ và tối ưu hệ thống vận hành.

Một lượng lớn các start-up giao hàng với hoạt động kinh doanh chính là thương mại điện tử đã gia nhập thị trường, trong đó có những start-up đã nhận được sự đầu tư và hỗ trợ rất lớn. Những cái tên nổi bật nhất là NinjaVan, Giao Hàng Tiết Kiệm (GHTK) và Giao Hàng Nhanh (GHN). DHL cũng đã tham gia vào thị trường Việt nam với DHL Parcel Metro Same Day, cho phép người tiêu dùng có thể theo dõi trực tiếp quá trình vận chuyển và hẹn giờ giao hàng. Để triển khai dịch vụ logistics, DHL eCommerce Việt Nam đã hợp tác với nền tảng Sendo với hơn 300,000 nhà bán lẻ.

Các công ty như Ahamove, LalaMove, Delivery Now, Grab và GoViet được nhận định có nhiều triển vọng phát triển hơn, đặc nhiệt là trong lĩnh vực giao đồ ăn. Thị trường Việt Nam đang trở nên năng động hơn bao giờ hết.

– Sự phát triển thương mại điện tử và e-logistics của Việt Nam thuộc hàng nhanh nhất và năng động nhất trên toàn cầu.

Sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam có thể chia thành hai giai đoạn chính: 2012-2017 và 2017-2021. Trong giai đoạn đầu, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của các nền tảng thương mại điện tử nội địa tăng từ 700 triệu USD năm 2012 lên 1,5 tỷ USD năm 2017. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm của doanh số bán lẻ thương mại điện tử tăng vọt lên 56%, từ 1% lên 7%.

Tuy nhiên, giai đoạn thứ hai mới là giai đoạn chứng kiến ​tăng trưởng thực sự của thương mại điện tử tại Việt Nam, với GMV tăng từ 1,5 tỷ USD lên 14 tỷ USD vào năm 2021. Sự phát triển của các phương thức thanh toán không COD và sự gia tăng đơn hàng từ các thành phố đã đóng góp vào sự thành công của thị trường. Các nền tảng thương mại điện tử địa phương như Tiki và Sendo liên tục mở rộng, trong khi các nền tảng quốc tế như Lazada và Shopee bắt đầu thâm nhập thị trường.

– Tiềm năng phát triển cho ngành logistics thương mại điện tử nhờ sự bùng nổ của thị trường thương mại điện tử

Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đã tăng trưởng đáng kể, đạt 8,06 tỷ USD vào năm 2018 và 11,8 tỷ USD vào năm 2020. Điều này dẫn đến sự phát triển của e-logistics tại Việt Nam. Theo Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM), lượng sản phẩm được vận chuyển qua dịch vụ giao hàng đã tăng 47% vào năm 2020. Từ năm 2020 đến năm 2025, dự kiến ​​sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng 29%.

Sau COVID-19, 86% khách hàng Việt Nam vẫn có nhu cầu mua hàng trực tuyến, tiếp tục thu hút nhiều doanh nghiệp logistics tham gia vào thị trường và mở ra nhiều cơ hội phát triển tiềm năng. Chính vì vậy, Việt nam được coi là một trong tám thị trường logistics phát triển nhanh nhất trên toàn cầu.

The Landscape of Vietnamese E-Commerce: Key Challenges and Opportunities

Giải pháp cho những thách thức tại Việt Nam

Việc áp dụng các chiến lược thông minh sẽ giúp thay đổi và phát triển lĩnh vực e-logistics tại Việt Nam, tiêu biểu như:

1. Bảo Hiểm Chuyên Dành Cho Logistics

Việc sử dụng dịch vụ bảo hiểm chuyên , đặc biệt đối với Giao hàng chặng cuối, sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tạo ra một mạng lưới an toàn tài chính nhằm thể giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra và xây dựng lòng tin giữa các công ty và khách hàng.

2. Bảo Vệ Tài Chính Chống Lại Rủi Ro

Giao hàng chặng cuối luôn tồn tại rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp, tiêu biểu là việc hàng hóa bị mất hoặc hư hỏng, trộm cắp trong quá trình vận chuyển và những tình huống chậm trễ nằm ngoài dự đoán. Bằng cách cung cấp dịch vụ bảo vệ tài chính, các công ty bảo hiểm cho phép các doanh nghiệp đối mặt với những khó khăn này với sự đảm bảo rằng tài sản của họ được an toàn.

3. Quy Trình Khiếu Nại Rõ Ràng Và Minh Bạch

Những công ty bảo hiểm đảm bảo sự hiệu quả và minh bạch trong quy trình bồi thường sẽ là lựa chọn hợp lý cho các doanh nghiệp. Trong trường hợp xảy ra sự cố được bảo hiểm, các công ty có thể dễ dàng nộp đơn khiếu nại, và đẩy nhanh quá trình bồi thường.

4. Nâng Cao Lòng Tin Của Khách Hàng

Các giải pháp bảo hiểm giúp tăng lòng tin của khách hàng vào dịch vụ giao hàng chặng cuối. Bằng cách đảm bảo các đơn hàng được bảo vệ khỏi mọi sự cố, các công ty giao hàng chặng cuối sẽ cải thiện được lòng tin của người mua hàng. Ngoài ra, các dịch vụ bảo hiểm cũng giúp các công ty sở hữu lợi thế cạnh tranh trên thị trường nơi độ tin cậy và an ninh là yếu tố thiết yếu.

Triển Vọng Của Ngành Logistics Thương Mại Điện Tử Đến Năm 2030

Các hiệp định thương mại tự do, bao gồm Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương Toàn diện và Tiến bộ (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA), dự kiến ​​sẽ có tác động tích cực đến e-logistics tại Việt Nam. Cơ sở hạ tầng và hệ thống dữ liệu của đất nước sẽ được hưởng lợi từ đầu tư trực tiếp nước ngoài nhờ các thỏa thuận này.

Thực tế, chính phủ đã lên kế hoạch giảm bớt các rào cản quy định. Tiêu biểu là Quyết định số 1012 / QĐ-TTg, với mục tiêu xây dựng các trung tâm logistics trên toàn quốc vào năm 2030 và Quyết định số 200 / QĐ-TTg, nhằm thúc đẩy tính cạnh tranh và mở rộng dịch vụ logistics tại Việt Nam vào năm 2025. Các nhà đầu tư mới và hiện tại sẽ có khả năng đẩy mạnh nguồn vốn hơn sau khi những quy định đầu tư và cải cách chính sách được áp dụng.

Việc hiểu rõ những vấn đề của thương mại điện tử trong logistics Việt Nam sẽ giúp các doanh nghiệp đưa ra các giải pháp phù hợp cho những thách thức đang tồn tại và thành công trong lĩnh vực này.

Kết Luận

E-logistics tại Việt Nam hiện đang là một thị trường đang phát triển nhanh chóng với tương lai đầy hứa hẹn. Sự phát triển của thị trường đòi hỏi các kho hàng phù hợp để hỗ trợ quá trình phân loại và giao hàng.

Đầu tư vào kho hàng tại Việt Nam hứa hẹn lợi nhuận ổn định và lâu dài. Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm về lĩnh vực đầu tư này, đừng ngần ngại liên hệ với Bất động sản Công nghiệp Savills để được tư vấn.