CÂU CHUYỆN VỀ SỰ CHUYỂN ĐỔI
Trong 20 năm qua, Việt Nam đã trở thành một trong những trung tâm sản xuất thu hút được sự chú ý nhiều nhất trong khu vực châu Á. Bất chấp một năm 2021 đầy thách thức, Việt Nam vẫn đang tiếp tục chuyển đổi từ các ngành công nghiệp thâm dụng lao động sang các ngành công nghiệp có giá trị cao. Tuy việc tìm kiếm nguồn lao động cũng như đất đai giá rẻ tại Việt Nam trở nên khá khó khăn, nhưng nhà đầu tư của những ngành công nghiệp có giá trị cao tại nước ngoài vẫn lạc quan về sự tăng trưởng dài hạn của Việt Nam.
TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM
DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG GDP
3.5%
6.5%
Thành phố Hồ Chí Minh đã dỡ bỏ và nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, cho phép các hoạt động kinh doanh bao gồm văn phòng, khu công nghiệp và nhà máy sản xuất hoạt động trở lại. Khoảng 2/3 hoạt động của các ngành công nghiệp ở TP. HCM đã mở cửa trở lại, đa số doanh nghiệp trong các khu chế xuất và khu công nghiệp tại TP. HCM và tại Khu Công nghệ cao Sài Gòn đã quay lại hoạt động sản xuất. Intel và Samsung đặt mục tiêu khôi phục toàn bộ công suất hoạt động các nhà máy tại Khu Công nghệ cao Sài Gòn vào cuối tháng 11 nhằm giúp giảm bớt gián đoạn cho chuỗi cung ứng.
HIỆP ĐỊNH TỰ DO THƯƠNG MẠI LIÊN MINH CHÂU ÂU – VIỆT NAM (EVFTA)
2,242
22.24
483
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TỪ NƯỚC NGOÀI (FDI) TRONG 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2021
22.1
1,212
12.49
Ngành sản xuất và chế biến có vốn FDI đăng ký 11,83 tỷ USD với 402 dự án mới được phê duyệt, chiếm 53% tổng vốn đầu tư, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó các dự án về thiết bị điện thu hút 1,05 tỷ USD, theo sau là điện tử và máy tính với 938 triệu USD.
“Phần lớn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực sản xuất trong 9 tháng đầu năm 2021 đến từ các sản phẩm có giá trị gia tăng như điện thoại, máy tính và thiết bị điện tử. So sánh với vốn FDI 10 năm trước rõ ràng nhận thấy Việt Nam đang phát triển theo một chuỗi giá trị”.
– Theo John Campbell, Trưởng bộ phận, Bộ phận Dịch vụ Bất động sản Công nghiệp tại Savills Việt Nam
NGUỒN CUNG BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP
3.78
25
121,900
Bất chấp đại dịch, 2021 vẫn có nhiều nguồn cung bất động sản công nghiệp do sự ra đời của các khu công nghiệp và dự án mới. 286 khu công nghiệp đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy là 71,8%. Trong nửa đầu năm 2021, có 25 khu công nghiệp mới được thành lập, tăng 19 khu so với 6 tháng đầu năm 2020.
TƯƠNG LAI CỦA NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP?
➤ Công nghiệp 4.0 và Sản xuất thông minh hơn: Lĩnh vực sản xuất có thể đạt mức tăng trưởng 16% trong các chiến lược 4.0 vào năm 2030, và công nghệ mới có thể giúp lĩnh vực này tăng thêm 7-14 tỷ USD.
➤ Phát triển Công nghiệp bền vững và các Khu công nghiệp sinh thái: Kế hoạch tạo ra nhiều khu công nghiệp thân thiện với môi trường hơn ở Việt Nam đang được triển khai
➤ Mô hình khu công nghiệp cũ và nhu cầu tái cấu trúc: Cần đánh giá lại các quy hoạch tổng thể truyền thống để hỗ trợ sự phát triển của những ngành công nghiệp mới như trung tâm dữ liệu hoặc trung tâm nghiên cứu và phát triển.
➤ Bán-Thuê lại: Một giải pháp thay thế hiệu quả về chi phí để vay ngân hàng lãi suất cao.
➤ Trung tâm dữ liệu: Giá trị thị trường Trung tâm dữ liệu Việt Nam là 728 triệu USD vào năm 2019 và dự kiến sẽ tăng trưởng 14,6% để đạt 1,6 tỷ USD vào năm 2025.
➤ Kho lạnh: Nguồn cung hạn chế và sự gia tăng của nhu cầu sử dụng khiến giá thuê tăng nhanh từ 52 USD vào đầu năm 2020 lên 87 USD/tấn vào năm 2021.
“Qúy 4 2021 sẽ khả quan hơn so với 3 quý đầu năm. Kế hoạch mở cửa trở lại, sự hỗ trợ của Chính phủ dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, khả năng phục hồi và thích ứng tuyệt đối của các doanh nghiệp địa phương hứa hẹn vẽ nên một bức tranh trấn an rằng Việt Nam không chỉ phục hồi mà còn trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết.”
– Theo John Campbell, Trưởng bộ phận, Bộ phận Dịch vụ Bất động sản Công nghiệp tại Savills Việt Nam