Tiêu Điểm Bất Động Sản Công Nghiệp 2024: Làn Sóng Mới | Industrial Savills Tiêu Điểm Bất Động Sản Công Nghiệp 2024: Làn Sóng Mới | Industrial Savills

Sau một năm 2023 đầy thách thức, ngành công nghiệp Việt Nam đã lấy lại đà tăng trưởng, được thúc đẩy bởi các dự án đầu tư giá trị cao trong lĩnh vực điện tử, chất bán dẫn, năng lượng mặt trời và xe điện (EV). Tiêu Điểm Bất Động Sản Công Nghiệp 2024: Làn Sóng Mới sẽ phân tích quá trình các ngành công nghiệp đưa Việt Nam trở thành nhân tố quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh các yếu tố đang thúc đẩy đất nước nâng cao vị thế trên chuỗi giá trị.

Ấn phẩm này cung cấp những thông tin thiết yếu cho các khách thuê, nhà đầu tư, đơn vị phát triển và các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp đang tìm cách tận dụng lợi thế của bối cảnh công nghiệp đang tăng trưởng tích cực của Việt Nam.

 

 

Các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp

Thành công của ngành công nghiệp Việt Nam được củng cố bởi nhiều yếu tố, bao gồm lực lượng lao động năng động, các chính sách ưu đãi của Chính phủ, sự cởi mở trong hợp tác thương mại, vị trí chiến lược cùng với sự nâng cấp và cải thiện liên tục của cơ sở hạ tầng. Các ngành có giá trị cao như điện tử và chất bán dẫn đang thúc đẩy sự tăng trưởng này, định hình nhu cầu bất động sản và thu hút đầu tư khu vực.

Ấn phẩm này mang đến những phân tích toàn diện về các khu vực công nghiệp trọng điểm đang được mở rộng, cùng với các dự án cơ sở hạ tầng hỗ trợ sự tăng trưởng dài hạn của toàn ngành.

Chỉ số PMI sản xuất khu vực (9T/2024)

Chỉ số PMI sản xuất khu vực (9T/2024): Chỉ số PMI sản xuất của Việt Nam cho thấy sự phục hồi và ổn định, duy trì vị thế cạnh tranh so với các thị trường khác trong khu vực bất chấp bối cảnh nhiều biến động.

“Việt Nam đã chuyển đổi từ quá trình sản xuất truyền thống, với các công ty tập trung tìm kiếm chi phí lao động thấp hơn, thành một quốc gia công nghệ cao, chuyên sâu hơn, với năng lực sản xuất cao.” 

Troy Griffiths, Phó Giám đốc, Savills Việt Nam 

Những phân tích chuyên sâu

  • Gia tăng sản xuất giá trị gia cao: Việt Nam đang chuyển dịch để hướng tới các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao, với sự tăng trưởng vượt bậc trong ngành điện tử, xe điện, công nghệ năng lượng mặt trời và chất bán dẫn. Sự chuyển đổi này đang thu hút một lượng lớn đầu tư nước ngoài và thúc đẩy quá trình phát triển của các khu công nghiệp hiện đại để đáp ứng nhu cầu sản xuất tiên tiến.
  • Các khu vực phát triển kinh tế chiến lược: Khu kinh tế phía Bắc (NEZ) và Khu kinh tế phía Nam (SEZ) được định vị là các trung tâm công nghiệp chính, mỗi khu vực sở hữu những lợi thế riêng biệt. NEZ, với vị trí chiến lược tiếp cận Hành lang kinh tế phía Nam của Trung Quốc, đang thu hút các ngành giá trị cao như điện tử và sản xuất ô tô, trong khi SEZ có thế mạnh với ngành công nghiệp khá trưởng thành với tiềm năng cảng biển và logistics mạnh mẽ, rất lý tưởng để đẩy mạnh kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu.
  • Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng trọng điểm: Các dự án cơ sở hạ tầng chính bao gồm Sân bay Quốc tế Long Thành, Đường cao tốc Bắc – Nam và các dự án mở rộng các cảng nước sâu đang được thực hiện để hỗ trợ kết nối và tăng trưởng công nghiệp. Những sáng kiến này là yếu tố then chốt để đáp ứng làn sóng đầu tư công nghệ cao và logistics trong thời gian tới, nâng cao vai trò của Việt Nam như một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng khu vực.

“Khả năng xuất khẩu hàng hóa sản xuất mạnh mẽ của Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi kinh tế của đất nước trong năm vừa qua. Sự tăng trưởng trở lại của dòng FDI vào các ngành công nghiệp sản xuất có giá trị gia tăng cao đã thúc đẩy đáng kể sự phát triển của lĩnh vực xuất khẩu nói chung, mà trong đó, ngành điện tử nắm vai trò chủ đạo.” 

John Campbell, Trưởng Bộ phận Dịch vụ Công nghiệp, Savills Việt Nam

Tầm nhìn năm 2025

Với vị trí chiến lược, lực lượng lao động lớn, và cơ sở hạ tầng đang ngày càng mở rộng, công nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng cho quá trình tăng trưởng liên tục. Trong năm 2025, các ngành công nghiệp có giá trị cao và FDI được kỳ vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu ổn định đối với bất động sản công nghiệp, nhờ vào những chính sách đầu tư trọng tâm, loạt dự án cơ sở hạ tầng mạnh mẽ, và sự chuyển dịch đang diễn ra trong sản xuất toàn cầu (chiến lược Trung Quốc +1).

Cam kết của Việt Nam đối với việc đầu tư công, cùng với hệ thống các hiệp định thương mại rộng lớn sẽ tiếp tục củng cố lợi thế cạnh tranh và định vị Việt Nam là một điểm trọng tâm trong chuỗi cung ứng khu vực.

Để có cái nhìn sâu sắc và thông tin chi tiết, hãy tải ngay Tiêu điểm Industrial Insider 2024: Làn Sóng Mới. Ấn phẩm mang đến phân tích về tương lai của ngành công nghiệp Việt Nam và cơ hội cần nắm bắt trong giai đoạn tăng trưởng mới của ngành.