3 Lý Do Vì Sao Nên Đầu Tư vào Việt Nam? | Industrial Savills 3 Lý Do Vì Sao Nên Đầu Tư vào Việt Nam? | Industrial Savills

Sau đại dịch, Việt Nam là một trong số ít quốc gia có được những sự phát triển nhất định, không nằm trong xu hướng suy thoái kinh tế hậu đại dịch. Điều này đưa Việt Nam trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vậy chính xác thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tổng quan như thế nào, vì sao nên đầu tư vào Việt Nam, hay Việt Nam có gì để thu hút vốn đầu tư? Hãy cùng tìm giải đáp trong các phần dưới đây.

Tổng quan đầu tư Việt Nam

Nếu có theo dõi các tin tức liên quan đến thị trường kinh tế chắc hẳn bạn sẽ biết thời gian gần đây các tập đoàn lớn trên thế giới đã có những động thái chuyển các dây chuyền sản xuất tới Việt Nam. Cụ thể, Apple đã chuyển 11 nhà máy trong chuỗi cung ứng về Việt Nam hay tập đoàn LEGO đã khởi công xây dựng nhà máy sản xuất tại Bình Dương trị giá tới 1 tỷ USD dự kiến bắt đầu đi vào sản xuất từ 2024. Việc Trung Quốc đóng cửa hạn chế trong đại dịch đã khiến các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài cần tìm các điểm đến mới để giảm bớt sự phụ thuộc vào quốc gia này. Và Việt Nam là một trong số những điểm đến hàng đầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trước khi cùng tìm hiểu xem vì sao nên đầu tư vào Việt Nam chúng ta sẽ cùng điểm qua một vào điểm chính trong tổng quan đầu tư Việt Nam.

Tổng quan đầu tư Việt Nam

 

Theo báo cáo đầu tư trực tiếp nước ngoài tháng 1 năm 2023 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư thì tính đến tháng 1, tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt gần 1.7 tỷ đô la Mỹ. Điều này được giải thích là do đầu năm có hai kỳ nghỉ lễ là Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán có thời gian nghỉ dài. Mặc dù giảm so với cùng kỳ năm 2022 nhưng tổng số dự án được cấp mới tăng 48.5% so với cùng kỳ năm trước. Trong số 17/22 ngành nhận được vốn đầu tư nước ngoài thì công nghiệp chế biến vẫn dẫn đầu, tiếp sau đó lần lượt là logistic chiếm 4.9%, ngành xây dựng và bất động sản với tỷ trọng 3.6%.

Vì sao nên đầu tư vào Việt Nam?

Bên cạnh đó, theo báo cáo Đầu tư toàn cầu năm 2022 của UNCTAD thì sự tăng trưởng vốn FDI toàn cầu trong giai đoạn đại dịch bùng nổ, phần lớn nhờ vào dòng vốn đầu tư đến các quốc gia châu Á. Trong số đó, Việt Nam là cái tên không thể thiếu. Năm 2020, Việt Nam lần đầu tiên lọt top 20 quốc gia thu hút vốn đầu tư nhiều nhất thế giới. Vậy thì tại sao nên đầu tư vào Việt Nam và điều gì ở Việt Nam thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài trên toàn cầu?

Chính sách ưu đãi đầu tư Việt Nam

Không thể phủ nhận, Chính phủ Việt Nam đã liên tục có những nỗ lực đáng kể để có thể cải thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý. Đầu tiên phải kể đến việc điều chỉnh, đưa ra Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư Việt Nam năm 2014 đã giảm bớt đi những thủ tục hành chính rắc rối, lằng nhằng cho các doanh nghiệp. Từ đó mà các doanh nghiệp FDI đã được tạo điều kiện thuận lợi hơn để có thể sản xuất kinh doanh.

Thêm vào đó, cũng trong năm 2020, Việt Nam đã lọt top 70 nền kinh tế thế giới (Theo Báo cáo Kinh doanh của World Bank). Cuối 2020, Quốc hội đã thông qua sửa đổi Luật Doanh nghiệp và Đầu tư, đã có hiệu lực vào đầu năm 2021. Nhờ những động thái liên tục, sửa đổi, cải thiện mà không khó để hiểu được lý do nên đầu tư vào Việt Nam cũng hiểu được vì sao các nhà đầu tư lại chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu.

Vị trí địa lý & Tài nguyên thiên nhiên

Với vị trí địa lý thuận lợi, có đường bờ biển dài, chung đường biên giới với nhiều quốc gia khác, không phải nói quá khi nói rằng điều này hoàn toàn có thể coi là bệ phóng để Việt Nam tiếp tục là thị trường đầu tư tiềm năng hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Với đường bờ biển dài, đây là điều kiện lý tưởng để đầu tư vào các ngành hàng hải, du lịch, hay thậm chí là có thể phát triển thành trung tâm vận tải biển của khu vực.

Bên cạnh đó, một lý do không thể thiếu khi đề cập tới lý do đầu tư vào Việt Nam đó là trữ lượng tài nguyên thiên nhiên khổng lồ của Việt Nam. Cụ thể hơn, bên cạnh dầu thô, khoáng sản ở Việt Nam cũng rất đa dạng bao gồm quặng sắt, kẽm, đồng, chì, niken,…

Lực lượng lao động

Với gần 100 triệu dân, trong đó theo số liệu từ Tổng cục thống kê năm 2022, có tới 68.1% dân số tham gia lực lượng lao động. Việt Nam đứng thứ 15 trong số các quốc gia đông dân nhất thế giới, cung cấp cho thị trường nguồn lao động dồi dào. Bên cạnh đó, lực lượng lao động cũng được đào tạo không chỉ tay nghề, cập nhật công nghệ thông tin mà cả các ngoại ngữ khác để phục vụ cho công việc.

Lực lượng lao động

Đọc thêm: Trung tâm dữ liệu ở Việt Nam là xu thế đầu tư tất yếu của thị trường BĐS công nghiệp 5 năm tới

Việt Nam có phải là một nơi tốt để đầu tư?

Ba lý do được trình bày phía trên không phải toàn bộ các lý do vì sao nên đầu tư vào Việt Nam mà chỉ là ba lý do nổi bật nhất. Bên cạnh đó, việc các quốc gia phát triển như Mỹ đầu tư vào Việt Nam còn nhờ vào một số các lý do khác như Việt Nam luôn nỗ lực tăng trưởng GDP cao, tích cực hội nhập toàn cầu, Chính phủ luôn đưa ra các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó, với sự ổn định về thể chế, chính trị, Việt Nam luôn là một điểm đến an toàn, ổn định và là quốc gia tốt để đầu tư.